Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Đặc điểm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp


1. Đặc điểm và vai trò của đào tạo kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp- Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này được trang trải thông qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị hành chính sự nghiệp và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ đào tạo kế toán kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có những đặc điểm riêng.
- Các khoản chi tiêu cho đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là chi cho tiêu dùng, vì vậy học kế toán tổng hợp phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt. Kế toán phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói riêng.
- Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu và tiến hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

2. Nhiệm của kế toán hành chính sự nghiệp:
- Kế toán trong hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật liệu, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của nhà nước ở đơn vị.
>>Kế toán hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ:
- Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợpthông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi, sử dụng các loại vật tư, tài sản cô ng ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách,...
- Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo qui định.
3. Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.- Tổ chức hạch toán ban đầu
- Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để xác định danh mục tài khoản sử dụng ở đơn vị: Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. Hình thức tổ công tác kế toán vừa tập chung vừa phân tán.
- Hình thức tổ chức sổ kế toán: Hình thức kế toán nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán trên máy vi tính. Tổ chức lập và nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo kế toán định kỳ.
- Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian.
4. Chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị hành chính sự nghiệp:
- Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp gồm:
- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu vật tư.
+ Chỉ tiêu tiền tệ.
+ Chỉ tiêu TSCĐ.
- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Các mẫu và hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ được áp dụng theo quy định các văn bản pháp luật khác).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét